A Brief Illustrated Guide To Understanding Islam

Bạn đang ở đây: Trang chủ > Chương1: Một số dấu hiệu nhận biết về tính chân lý của Islam. > (1) Những phép mầu mang tính khoa học trong Thánh Kinh Qur'an > E) Kinh Qur'an với Sông và Biển

E) Kinh Qur'an với Sông và Biển:

Khoa học hiện đại mới chỉ phát hiện ra rằng ở những nơi có hai dòng hải lưu gặp nhau, giữa chúng có một vách ngăn. Vách ngăn này phân chia hai dòng hải lưu làm cho chúng có nhiệt độ, độ mặn và độ đậm đặc riêng.1  Ví dụ như, nước biển Địa trung hải thường ấm, mặn, và có độ đậm đặc thấp hơn so với nước của Đại Tây Dương. Khi nước biển từ Địa Trung Hải đổ vào Đại Tây Dương ở cửa biển Gibraltar, nó tiếp tục chuyển động thêm vài trăm cây số vào lòng Đại Tây Dương ở độ sâu gần 1.000 mét mà vẫn giữ nguyên độ ấm, độ mặn và độ đậm đặc.  Nước biển từ Địa Trung Hải thường giữ ổn định ở độ sâu này2 (xem hình 13).
 

Figure 13 (Click here to enlarge)

Hình 13: Nước biển từ Địa Trung Hải đổ vào Đại Tây Dương qua cửa biển Gibraltar vẫn giữ nguyên độ ấm, độ mặn và độ đậm đặc bởi vì nó có một vách ngăn giữa 2 dòng nước nói trên. Nhiệt độ được tính là độ C (C°). (Marine Geology [Hải Địa chất học], Kuenen, trang 43.)  (Nhắp chuột vào ảnh để phóng to kích thước.)

Mặc dù có những con sóng lớn, những dòng hải lưu mạnh và thủy triều, trong những vùng biển này, nhưng chúng không thể phá vỡ hay vượt quá được vách ngăn này.

Thánh Kinh Qur'an đã đề cập đến sự tồn tại của một vách ngăn ở giữa nơi mà hai vùng nước biển gặp nhau và chúng không thể vượt quá vách ngăn. Thượng Đế nói nhu sau:

 Ngài đã để cho hai dòng nước biển (mặn và ngọt) tự do giao lưu. Nhưng giữa hai chúng có một vách ngăn mà chúng không thể vượt qua được.   (Kinh Qur'an, 55:19-20)

Nhưng khi nói về sự phân chia giữa nước ngọt và nước biển, Kinh Qur'an có đề cập đến sự tồn tại của “một sự phân chia tuyệt đối” với vách ngăn này. Thượng Đế có nói trong Kinh Qur'an:

 Và Ngài là Đấng đã để cho hai dòng nước biển, một bên thì ngọt ngào và ngon dịu, một bên thì mặn và đắng, tự do chảy. Và Ngài dựng ra một vách ngăn giữa hai chúng, ngăn không cho chúng hòa lẫn với nhau.   (Kinh Qur'an, 25:53)

Ai đó có thể đặt câu hỏi là tại sao Kinh Qur'an lại đề cập đến sự phân chia khi nói về việc phân tách giữa nước ngọt và nước biển, mà lại không đề cập đến khi nói về sự phân chia giữa hai vùng biển?

Khoa học hiện đại đã tìm ra rằng tại vùng cửa sông, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp nhau, điều kiện có vẻ hơi khác so với những gì phát hiện tại nơi hai vùng biển gặp nhau. Yếu tố phân biệt nước ngọt và nước biển ở khu vực cửa sông là vùng phân chia với sự gián đoạn về độ đậm đặc, phân tách giữa hai lớp nước.”3 Sự phân chia này (vùng phân chia) có độ mặn khác nhau từ nước ngọt và từ nước biển4 (xem hình 14).

Figure 14 (Click here to enlarge)

Hình 14: Mặt cắt chiều dọc cho thấy độ mặn (tính theo ‰) ở một cửa sông. Chúng ta có thể thấy ở đây có sự phân chia (vùng phân chia) giữa nước ngọt và nước biển. (Introductory Oceanography [Đại dương học Đại cương], Thurman, trang 301.)  (Nhắp chuột vào ảnh để phóng to kích thước.))

Thông tin này mới chỉ được khám phá gần đây với sự trợ giúp của những thiết bị tiên tiến để đo nhiệt độ, độ mặn, độ đậm đặc, độ hòa tan của ô-xy,...  Mắt người không thấy được sự khác nhau giữa hai vùng biển khi chúng gặp nhau, đúng hơn là cả hai vùng biển này dường như là một với chúng ta. Tương tự như vậy, mắt người không phân biệt được sự phân chia giữa nước ngọt và nước biển ở khu vực cửa sông, cũng như vùng phân chia này.
 

_____________________________

Chú thích:

(1) Principles of Oceanography [Các nguyên tắc cơ bản của Đại dương học], Davis, trang 92-93. Back from footnote (1)

(2) Principles of Oceanography [Các nguyên tắc cơ bản của Đại dương học], Davis, trang 93. Back from footnote (2)

(3) Oceanography [Đại dương học], Gross, trang 242.  Xem thêm Introductory Oceanography [Đại dương học Đại cương], Thurman, trang 300-301. Back from footnote (3)

(4) Oceanography [Đại dương học], Gross, trang 244, và Introductory Oceanography [Đại dương học Đại cương], Thurman, trang 300-301. Back from footnote (4)
 

Trang chủ: www.islam-guide.com